Tuyển diễn viên múa: Khó, khổ nhưng vẫn rất đông người muốn theo nghề

5 (100%) 2 Đánh giá

Việc ứng tuyển diễn viên múa trải qua vô vàn những khổ ải, gian truân tuy nhiên không vì thế mà những người theo nghiệp chùn bước. Được trở thành diễn viên múa là niềm mơ ước của bất cứ ai theo học ngành này.

Các gia đình thường không dũng cảm cho con cái mình theo nghiệp múa, ngay cả những gia đình truyền thống nghệ thuật cũng muốn con mình rẽ theo một hướng khác vì đây là một nghề quá vất vả, thu nhập lại thấp. Chỉ còn lại những gia đình có điều kiện và tâm huyết với nghề này mới đồng ý cho con em mình theo học.

Tuy vậy mỗi năm vẫn có rất nhiều sinh viên múa ra trường và tỏa đi khắp các đơn vị có nhu cầu xin việc. Đây là nghề khắt khe, đòi hỏi sự khổ luyện cao nên người học nghề này cũng đòi hỏi có những tố chất riêng biệt, và thường là có năng khiếu từ bé. Nghĩa là những ai theo nghiệp diễn viên múa thì đã theo từ nhỏ rồi chứ không phải đợi tới tuổi trưởng thành.

Việc ứng tuyển diễn viên múa cũng trải qua vô vàn những khổ ải, gian truân tuy nhiên không vì thế mà những người theo nghiệp chùn bước. Được trở thành diễn viên múa là niềm mơ ước của bất cứ ai theo học ngành này.

Tuyển diễn viên múa: Khó, khổ nhưng vẫn rất đông người muốn theo nghề - Ảnh 1
Đây là nghề khắt khe, đòi hỏi sự khổ luyện cao

1. Đổ mồ hôi thậm chí là cả máu trên sàn tập

Trẻ từ 4-5 tuổi đã được bố mẹ đăng kí cho học múa ở các nhà văn hóa phường, các câu lạc bộ, cung văn hóa để các em rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai. Nếu chỉ là tham gia học cho biết thì chẳng có gì để nói. Vì có bé chỉ theo học 1 năm, 2 năm hoặc một mùa hè là thôi. Nhưng những bé có năng khiếu muốn “trụ” lại để theo đuổi đam mê, biến thứ mình học thành nghề cho tương lại thì lại là cả một quá trình đầy gian khổ.

Mỗi ngày học sinh trường múa phải tập luyện khoảng 4 -5 giờ trên sàn tập. Không chỉ đổ mồ hôi mà còn đổ cả máu. Chuyện trầy da, trật khớp… là chuyện diễn ra như cơm bữa. Bên cạnh đó còn là hàng trăm động tác khó đòi hỏi người học phải làm được để biến cơ thể mình trở nên dẻo dai, có thể uốn lượn mọi động tác theo bài múa được giao.

Chẳng một người theo nghiệp múa nào mà không biết tới những động tác như uốn dẻo, xoạc chân, đi bằng mũi chân, hít đất… ngay từ nhỏ. Tập luyện vất vả là như vậy nhưng họ đâu có được ăn uống thỏa thích sau mỗi giờ tập mà phải tuân thủ một chế độ ăn uống khắt khe để giữ hình thể.

Tuyển diễn viên múa: Khó, khổ nhưng vẫn rất đông người muốn theo nghề - Ảnh 2
Đổ mồ hôi thậm chí là cả máu trên sàn tập

Tất cả mọi sự khổ luyện cũng vì một ngày được biểu diễn dưới ánh hào quang sân khấu. Vì vậy cho dù áp lực tập luyện cho tới đâu, sự cạnh tranh với bạn bè có khốc liệt đến mấy thì những học sinh múa luôn sống với đam mê của mình vẫn nỗ lực không ngừng để đi hết con đường mình đã chọn.

2. Diễn viên múa – nghề chạy đua với tuổi

Rất nhiều người đã thành công với nghề này cũng phải thốt lên rằng: diễn viên múa là một nghề bạc bẽo. Bao năm trời vất vả luyện tập, đổ không biết bao mồ hôi, hứng chịu bao tai nạn trên sàn tập cũng chỉ mong được biểu diễn trước công chúng những tiết mục múa đặc sắc, được dàn dựng công phu. Nhưng không phải diễn viên nào cũng có được may mắn này.

Nhiều người suốt quãng thời gian sung sức nhất với nghề cũng chỉ được múa phụ họa, múa thuê cho các hội diễn mà chưa một lần được đứng trên sân khấu múa thực sự. Không chỉ vậy nghề này còn đòi hỏi người diễn viên luôn luôn phải đạt tiêu chí trẻ và đẹp. Mà con người sao cứ trẻ và đẹp mãi cho được? Thế nên nữ chỉ theo nghề được đến 30 tuổi còn, nam giới 35 là ánh hào quang vụt tắt. Lúc này muốn kiếm kế sinh nhai phải tìm con đường khác cho mình.

Tuyển diễn viên múa: Khó, khổ nhưng vẫn rất đông người muốn theo nghề - Ảnh 3
Diễn viên nữ chỉ theo nghề được đến 30 tuổi

3. Làm nghề khác để nuôi đam mê

Chưa có một nghệ sĩ múa nào khẳng định họ sống được bằng cái nghề diễn viên múa của mình cả. Mà tất cả đều phải kiếm nghề khác làm lấy thu nhập để nuôi đam mê với múa. Vậy mà không hiểu sao vẫn rất nhiều người ứng tuyển diễn viên múa? Đó phải chăng là duyên nợ?

Để có thể duy trì niềm đam mê với nghề này thì các diễn viên phải có tài ứng biến làm thêm rất nhiều nghề các thư đóng phim, làm người mẫu… cho tới cả dạy thêm tại các nhà văn hóa, câu lạc bộ… Miễn làm sao có kinh phí để “cháy” hết với nghề múa.

Nhiều nghệ sĩ gạo cội đang giảng dạy trong các trường múa cho biết, hiện nay nhiều diễn viên múa trẻ ra trường lại đầu quân cho các vũ đoàn để làm việc là rất lãng phí kiến thức và tài năng. Nhưng biết làm sao được, họ phải tìm mọi cách để sống được với nghề. Đâu phải ai cũng được gia đình chu cấp cho tới cái ngày đứng trên ánh hào quang sân khấu múa, và đâu có dễ dàng gì để trở thành “thiên nga”.

Người trong nghề ví múa giống như gia vị của một món ăn, thiếu thì nhạt mà thừa thì mặn. Nhưng người ăn họ chỉ nhớ đến món ăn chứ ai nhớ đến muối. Chính vì vậy mà nghiệp múa ngôi sao đếm trên đầu ngón tay. Để sống, họ phải làm đủ nghề.

Tuyển diễn viên múa: Khó, khổ nhưng vẫn rất đông người muốn theo nghề - Ảnh 4
Phải làm nghề khác để nuôi đam mê

4. Biết là khó, là khổ nhưng vẫn không từ bỏ đam mê

Nghề diễn viên múa rất vất vả nhiều người còn đổ bệnh vì lịch tập căng thẳng, lại khắt khe về tuổi tác nhưng vẫn rất đông người muốn theo nghề này. Với những người tâm huyết, một ngày không được lên sàn tập họ thấy ngứa ngáy khó chịu. Những động tác múa đã ăn vào máu rồi không thể bỏ được.

Với nghề này không chỉ các bạn nữ phải chịu áp lực vì tập luyện vất vả mà các bạn nam cũng có những áp lực riêng. Bạn nào mà múa dẻo quá thì lập tức bị nghi ngờ về giới tính ngay, bị gán mác trai cong ngay. Vì có mấy ai nghĩ là múa dành cho nam đâu. Vậy nhưng ngày ngày vẫn có rất nhiều bạn nam yêu nghề quyết tâm trụ với nghề để ứng tuyển diễn viên múa. Dù con đường trước mặt nhiều chông gai nhưng họ vẫn gắng vượt qua.

Tuyển diễn viên múa: Khó, khổ nhưng vẫn rất đông người muốn theo nghề - Ảnh 5
Biết là khó, là khổ nhưng vẫn không từ bỏ

5. Cơ hội nghề nghiệp không thiếu

Nhiều người nghĩ đất diễn của diễn viên múa là rất hạn hẹp nhưng sự thật không hoàn toàn như vậy. Ngay từ khi còn là sinh viên các em đã có thể xin làm thêm tại các nhóm múa, vũ đoàn hay múa đám cưới. Đây là những việc mà diễn viên múa chưa có bằng cấp có thể tham gia.

Còn các đoàn ca múa nhạc chuyên nghiệp thì lại dành cho các nghệ sĩ đã khẳng định được tên tuổi của mình. Tất nhiên không phải ai cũng có thể xin vào đây được. Bạn phải hội đủ mọi mặt như tài năng, ngoại hình… Để có được một suất ở đây đòi hỏi những diễn viên múa phải thực sự cố gắng nỗ lực và cháy hết mình.

Nhưng không thể đạt đến đỉnh cao này thì bạn vẫn có thể thể đến với các cung văn hóa, nhà thiếu nhi để trở thành những huấn luyện viên cho các em nhỏ tuổi. Làm việc ở đây bạn vẫn được theo nghiệp múa mà còn thấy vui vì góp sức đào tạo những lứa măng non cho nghiệp múa của mình.

Có những người tâm huyết với nghề vẫn ngày đêm tìm mọi cách để sống với nghề diễn viên múa nhưng cũng có những người phải rẽ ngang theo hướng khác để kiếm kế sinh nhai. Nhưng dù có thế nào đi chăng nữa cũng không thể trách họ được. Vì cuộc sống mà, chúng ta vẫn phải tồn tại.

Nghề múa vẫn được nhiều bạn quan tâm theo học và chuyện ứng tuyển diễn viên múa chưa bao giờ là một chuyện dễ dàng. Cái nghề quá khổ lại bạc bẽo khiến người diễn viên gặp nhiều gian truân. Nhưng hãy cứ theo đuổi đam mê đi rồi thành công sẽ theo đuổi bạn. Đừng nhụt chí để rồi có ngày phải hối tiếc.

Minh Minh

Nguồn: https//:timviecdienvien.com

5 (100%) 2 Đánh giá
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.